Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Cách làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lí

Để làm tốt bài thi môn Vật lý, thí sinh cần đọc kỹ đề, nháp thẳng vào đề thi, biết phân phối thời gian hợp lý, không vội vàng điền vào đáp án.

Dưới đây là những lưu ý của chuyên gia hàng đầu môn Vật Lý, thầy giáo Phạm Khánh Hội, giảng viên khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Kinh nghiệm 1: Đọc kỹ đề

Mặc dù đề thi trắc nghiệm khá dài, thời gian làm bài lại ngắn nhưng không phải vì thế mà chúng ta coi nhẹ công việc đọc đề bài.

Trong rất nhiều bài toán Vật lý, chỉ cần thay đổi một vài từ trong đề bài, hoặc thậm chí thay đổi thứ tự từ trong câu hỏi là ý nghĩa của các câu hỏi thay đổi hoàn toàn. Nếu đọc đề bài một cách sơ sài, chúng ta không thể nào phát hiện ra nhưng yếu tố khác biệt đó, vì thế sẽ dẫn đến những nhầm lẫn đáng tiếc.

Bí quyết làm bài thi ĐH môn Vật lí của thủ khoa ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2011 Chu Văn Tạo

Môn Vật lý - bấm giờ làm bài

Muốn thi được tốt môn Vật lý, thí sinh cần tự tin và có kiến thức vững vàng. Bởi môn Vật lý là một môn khá đặc biệt trong kỳ thi tuyển sinh đại học bởi kiến thức hầu hết chỉ nằm trong chương trình lớp 12, một số công thức có liên quan đến lớp 10 và lớp 11.

Chu Văn Tạo - học sinh lớp Toán 2 K42, trường THPT chuyên ĐHSPHN - là thủ khoa khối A duy nhất của ĐHQG Hà Nội với số điểm xuất sắc 29.

Vào phòng thi để làm bài thi hiệu quả, lần đầu tiên, các em bấm giờ và bắt đầu làm vì thời gian cho môn Vật lý là 90 phút. Để làm được thời gian gấp như vậy, khi làm gặp câu nào vướng mà nghĩ không ra, thí sinh bỏ qua và làm các câu khác, tích vào những câu mà mình chưa làm được.

Sau khoảng thời gian trên, các em nên dừng lại và bắt đầu khai thác đề. So đáp án xem làm sai những câu nào và những câu nào chưa làm được và tích đáp án đúng vào.

Sau khi làm xong không nên ra sớm, hãy soát lại tương ứng đề thi và bài làm của mình xem có sơ suất bỏ qua câu nào chưa làm vào bài thi, rồi từ từ soát lại cách làm và quá trình tính toán biến đổi từng bài đã làm.

Thời điểm này, các sĩ tử nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, buổi tối đi ngủ sớm để cho đầu óc thoải mái, chuẩn bị tư tưởng tốt cho ngày thi hôm sau.

Theo: dantri

6 bước để nhận diện và xử lí “bẫy” trong đề thi môn Vật lí

Đề thi đại học đang được ra theo hướng phân loại thí sinh, do đó, trong đề thi sẽ có rất nhiều “bẫy” đòi hỏi thí sinh phải có một nền tảng kiến thức vững chắc và sự vận dụng linh hoạt kiến thức ấy vào bài tập. Một đề thi có thể được xem là khó với người này nhưng lại là dễ với người kia.

Có bạn ra khỏi phòng thi hớn hở vì làm xong hết và cho rằng đề đơn giản nhưng sau đó khi ngã ngũ ra mới biết mình làm nhầm. Đề thi không đơn giản như vẻ ngoài của nó, nếu không để ý một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng “phá bẫy” trong đề thi là rất quan trọng. Nhưng trước khi học cách phá bẫy, thí sinh phải học cách tìm bẫy.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Đáp án bài tập trắc nghiệm - Bài toán về chu kỳ, tần số của con lắc lò xo

Đáp án:

1.B - 2.C - 3.A - 4. B - 5.D - 6.A - 7.D - 8.B - 9.D - 10.B
11.B - 12.C - 13.C - 14. B - 15.D - 16.B - 17.B - 18.C - 19.C - 20.A

Theo Tài liệu bài giảng của Thầy Đặng Việt Hùng - Giảng viên luyện thi ĐH môn Vật Lí tại Hocmai.vn

Bài toán về chu kỳ, tần số của con lắc lò xo - Phần 2 (10 câu)


CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN VỀ CON LẮC LÒ XO - P1

(BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM)

Giáo viên: Đặng Việt Hùng

Bài toán về chu kỳ, tần số của con lắc lò xo - Câu 11 - 20

Câu 11: Một con lắc lò xo, vật nặng có khối lượng m=250(g), lò xo có độ cứng k=100N/m. Tần số dao động của con lắc là:

A. f = 20Hz
B. f = 3,18Hz
C. f = 6,28Hz
D. f = 5Hz,

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Bài toán về chu kỳ, tần số của con lắc lò xo - Phần 1 (10 câu)

CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN VỀ CON LẮC LÒ XO - P1

(BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM)

Giáo viên: Đặng Việt Hùng

Bài toán về chu kỳ, tần số của con lắc lò xo - Câu 1 - 10

Câu 1: Công thức tính tần số góc của con lắc lò xo là:

A.
B.
C.
D.

Các dạng toán cơ bản của con lắc lò xo - Dạng 1: Chu kỳ, tần số của con lắc lò xo - Lý thuyết

CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN VỀ CON LẮC LÒ XO - P1

(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: Đặng Việt Hùng

Dạng 1: Chu kỳ, tần số của con lắc lò xo

- Tần số góc, chu kỳ dao động, tần số dao động:

- Trong khoảng thời gian vật thực hiện được N dao động thì

- Khi tăng khối lượng vật nặng n lần thì chu kỳ tăng lần, tần số giảm lần

- Khi mắc vật có khối lượng vào lò xo có độ cứng k thì hệ dao động với chu kỳ

- Khi mắc vật có khối lượng vào lò xo có độ cứng k thì hệ dao động với chu kỳ

- Khi mắc vật có khối lượng vào lò xo có độ cứng k thì hệ dao động với chu kỳ

- Khi mắc vật có khối lượng vào lò xo có độ cứng k thì hệ dao động với chu kỳ

Theo Tài liệu bài giảng của Thầy Đặng Việt Hùng - Giảng viên luyện thi ĐH môn Vật Lí tại Hocmai.vn